Xã Xuân Hưng được thành lập từ năm 1977, do 02 xã Đoàn Kết và Hòa
Hưng sát nhập lại, vị trí địa lý nằm
ở phía đông huyện Xuân Lộc, cách trung tâm huyện 15km, cách thành phố Biên Hòa
90km, với tổng diện tích đất tự nhiên: 10.496,33 ha, chiếm
14,45% diện tích đất toàn huyện, tổng số hộ 5.426 hộ, với 25.721 nhân khẩu, được chia thành 08 ấp: Gồm ấp
1, 1A, ấp 2, 2A, ấp 3, 3A, ấp 4 và ấp 5, có 08 dân tộc sinh sống đó là: Kinh, Chăm, S
tiêng, Hoa, Tày, Nùng, Châu ro, Khơme, trên địa bàn
xã hiện có 04 tôn giáo đó là: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Hồi giáo
Sau
ngày giải phóng 30/4/1975, một số người dân Việt kiều từ Campuchia trở
về định cư, từ Miền Trung di cư vào sinh sống lập nghiệp, bên cạnh đó
còn có người Chăm theo đạo Hồi giáo, người Stiêng theo đạo Tin lành từ
các nơi về mưu sinh lập nghiệp, đời sống kinh tế của người dân thời bấy
giờ còn thấp và lạc hậu, chủ yếu làm nương rẫy theo kiểu du canh, du
cư, nên cuộc sống vất vã, nhà cửa đơn sơ, cơ sở vật chất còn tạm
bợ, đường sá đi lại khó khăn, vất vả.
Qua
30 năm kể từ ngày huyện Xuân Lộc được thành lập (01/7/1991 -01/7/2021), Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân xã Xuân Hưng đã nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển
kinh tế, tập trung xây dựng quê hương giàu đẹp, thực hiện tốt công tác đảm
bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, cùng với huyện Xuân Lộc thực hiện
hoàn thành mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

Với tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt qua
khó khăn, thử thách, qua 30 năm xây dựng
và phát triển, Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Hưng đã phát huy tinh thần cách
mạng, không ngừng phấn đấu sáng tạo, tích cực phát huy nội lực, vận động nông
dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nâng cao giá trị thu nhập trên diện tích cây trồng và vật nuôi. Cụ thể:
Đến nay tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân hàng năm là 9%, nông,
lâm nghiệp tăng 7,79%, CN-XD tăng 11%, dịch vụ tăng 14%, Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng hướng trong đó: Nông lâm nghiệp 1.038 tỷ đồng, công
nghiệp xây dựng 494 tỷ đồng, thương mại dịch vụ 1.125 tỷ đồng, đến nay thu
nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt trên 64 triệu đồng/người/năm.
Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được duy
trì và phát triển rộng rãi, thực hiện có hiệu quả các chương trình,
dự án giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc. Từ
đó đời sống của hộ nghèo từng bước được nâng lên, Công tác đền ơn đáp nghĩa,
chăm lo gia đình chính sách được quan tâm và duy trì thường xuyên, nhiều chính
sách được triển khai thực hiện như hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, tình
nghĩa, cấp bò giống, dê giống cho hộ nghèo, sửa chữa nhà ở người có
công, cấp thẻ BHYT, tặng sổ tiết kiệm, vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa…, từ đó
góp phần từng bước nâng cao đời sống gia đình chính sách và hộ nghèo.
Bước đột phá trong phát triển ở xã Xuân Hưng
là từ một xã nghèo nàn, khó khăn của huyện Xuân Lộc, đến nay đã
được công nhận là xã đạt chuẩn về nông thôn mới. Qua 30 năm với sự nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ và nhân
dân xã Xuân Hưng đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh
vực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng
lên, bộ
mặt nông thôn đang từng ngày thay đổi rõ nét, Cơ sở, hạ tầng được đầu tư xây
dựng khang trang, đường liên
ngõ, xóm, ấp được bê tông hóa và lắp
đặt hệ thống chiếu sáng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,75%
Có thể nói, qua 30 năm xây dựng và phát
triển xã Xuân Hưng nay đã lột xác hoàn toàn, bộ mặt nông thôn của địa phương
đã có nhiều khởi sắc từ những chính sách đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền
địa phương. Với những nỗ lực trên, năm 2014 xã Xuân Hưng vinh dự được
công nhận là đạt chuẩn xã văn hóa và được công nhận là xã đạt chuẩn
về Nông thôn mới, sau 5 năm đến năm 2020 xã được tiếp tục được UBND
tỉnh công nhận xã giữ vững nông thôn mới, hiện nay Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân địa phương đang phấn đấu quyết tâm thực hiện hoàn thành các tiêu chí xã
nộng thôn mới nâng cao vào cuối năm 2021
Quang Duệ