Với
niềm đam mê nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn đến
tay người tiêu dùng. Anh Nguyễn Văn Bình ngụ ở Ấp 5, xã Xuân Tâm, huyện Xuân
Lộc đã mạnh dạn đầu tư canh tác dưa lưới giống TaKi của Nhật Bản trồng trong hệ
thống nhà màng theo hướng sạch và hiện đại, mô hình này bước đầu đem lại hiệu
quả kinh tế cao cho gia đình anh.
Sau
thời gian trải qua canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau nhưng hiệu quả kinh
tế chưa như mong muốn. Năm 2018 anh Nguyễn Văn Bình bắt đầu tìm hiểu và áp dụng
mô hình trồng dưa lưới Ta Ki của Nhật Bản trong nhà màng và ứng dụng hệ thống
tưới nhỏ giọt trên diện tích 2.400 mét vuông. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ
thuật và theo dõi chặt chẽ nên vườn dưa lưới của gia đình anh phát triển xanh
tốt sau 65 cây cho thu hoạch trọng lượng từ 1,2 đến 1,6kg/ trái. Theo đó mỗi
năm gia đình anh có thể trồng 4 lứa dưa mà
không phải phụ thuộc vào thời tiết. Đặc biệt dưa lưới của anh đã được ký kết
với doanh nghiệp thu mua tại vườn từ 40 – 45 ngàn đồng /1 kg tùy loại, trừ mọi
chi phí, lợi nhuận hàng năm đem lại cho gia đình anh khoảng 600 triệu đồng.

anh
Nguyễn Văn Bình- Ấp 5, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc cho biết Làm trong nhà màng
là sản phẩm sạch không có côn trùng ít sâu bệnh lợi nhuân của nó hơn những loại
cây khác ở ngoài thì nó bị côn trùng này kia làm trong này hạn chế được vấn đề
đó dưa lưới cao thì mình bán lợi nhuận cao hơn.
Theo
anh Bình đầu tư trồng trong nhà màng mặc dù chi phí ban đầu cao nhưng tính bền
vững của hệ thống nhà màng rất tốt bởi khung sắt có thời gian sử dụng từ 15 đến
20 năm và nhà màng từ 6 đến 7 năm mới phải thay thế. Ngoài ra việc sử dụng
phương thức tưới nhỏ giọt đã giúp cho chất dinh dưỡng lượng nước, phân bón cung
cấp tới tận góc cho cây và không bị lãng phí nguồn phân bón cũng như nước tưới.
Tuy nhiên anh Bình cũng cho biết thêm: Khi trồng dưa lưới giống Taki Nhật Bản
đòi hỏi kỹ thuật cao, trong quá trình chăm sóc cần chú ý cung cấp lượng phân
phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây, đặc biệt là chú ý đến khâu thụ phấn
để có quả to và đẹp. Từ việc thực hiện tốt quy trình trồng và chăm sóc nên hiệu
quả đem rất cao. Đến nay anh Bình đã mở rộng được 4 nhà màng để trồng dưa lưới bình
quân mỗi nhà màng 2.400 mét vuông và trồng xen canh giữa các giai đoạn phát
triển của dưa để có nguồn thu nhập liên tiếp từ đó tạo việc làm thường xuyên
cho 7 lao động tại địa phương.



Chị
Nguyễn Thị Mỹ Kim- Ấp 3, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc cho biết. Công việc mình
vô đây làm là trồng dưa, thụ phấn, bấm đọt hàng ngày và mỗi ngày được 250 ngàn.
Anh Bình tạo công ăn việc làm của mình có công việc đều đặn.
Đánh
giá về mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Bình, Anh Nguyễn Hoàng Sơn- Phó chủ tịch hội nông
dân xã Xuân Tâm nói: Đây là mô hình mới và đầu tiên trên địa bàn xã Xuân Tâm
của anh Nguyễn Văn Bình tại Ấp 5 qua trao đổi đánh giá nhận thấy đây là một mô
hình rất hiệu quả trồng dưa lưới trong nhà màng thì cách ly được với các loại
sâu bệnh có thể nói đây là vườn dưa sạch mang lại năng suất cho vườn dưa lưới
của anh Bình.
Có
thể nói mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng và áp dụng hệ thống tưới tiết
kiệm của anh Bình đã góp phần làm đa dạng thêm các giống cây trồng mới, phù hợp
nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế để bảo đảm tính bền vững trong
sản xuất. Đồng thời mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương
đây cũng là cơ hội giúp cho nông dân học hỏi kinh nghiệm tiếp cận cao nhằm tạo
ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Tuệ Lâm