Đến
thời điểm này, Xuân Lộc vẫn chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do mắc bệnh
sốt xuất huyết. Tuy nhiên, mới chỉ qua 6 tháng đầu năm, địa phương đã xuất hiện
đến 24 ổ dịch và 129 ca mắc, tăng hơn 33% so với cùng kì. Đây cũng chính là hồi
chuông cảnh báo trước sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh này.
Xuân
Phú là xã có địa bàn rộng, nơi có rất đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống,
ý thức việc phòng chống dịch bệnh của người dân chưa cao. Bên cạnh đó do đặc
thù vùng nông thôn nên nhà cửa nằm lẫn khuất trong những vườn cây um tùm, ẩm
thấp nên các loại dịch bệnh như: sốt rét, sốt xuất huyết, tay chân miêng diễn
ra rất phức tạp. Ngoài ra, do người dân nơi đây thường thói quen dự trữ nước
mưa để sinh hoạt vào mùa nắng nhưng không lại được che đậy kĩ lưỡng, khiến cho
muỗi vằn đẻ trứng rồi phát triển thành các ổ dịch.

Ông
Lê Văn Tư- người dân ấp Bình Xuân 1- xã Xuân Phú cho hay: Gia đình chúng tôi cũng như bà con nơi đây đếu chứa nước mưa sử dụng.
cứ 6 tháng mưa là chúng tôi đều hứng nước để xài, ngoài ra chúng tôi còn xây
thêm 2 bể lớn để dự trữ được từ 3-4 tháng
Để
phòng ngừa hiểu quả đối với các loại dịch bệnh đầu mùa, ngay từ đầu năm, UBND
xã Xuân Phú đã thành lập và kiện toàn
ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của xã. Theo đó cũng thành lập các đội phòng
chống dịch bệnh cơ động và các tổ cấp cứu tại trạm y tế, nhằm kịp thời phát
hiện và xử lí ngay khi dịch bệnh mới phát sinh. Ngoài ra, địa phương còn đẩy
mạnh công tác tuyên truyền ý thức phòng chống dịch bệnh đến từng người dân như:
tuyên truyền trên hệ thống loa đài truyền thanh, treo băng rôn, phát tờ rơi,
tại các khu vực công cộng; cắt cử cán bộ y tế của trạm và các ấp đến vận động
các hộ dân tích cực quang bụi rậm, diệt trừ loăng quăng, thực hiện tốt việc ngủ
trong mùng, rửa tay bằng xà phòng,…
Bà
Phạm Thị Kim Uyên-người dân ấp Bình Xuân 1 cho biết: Cứ mùa mưa đến là cô Hảo, cán bộ y tế đều đi đến từng hộ gia đình để
nhắc nhở việc phòng chống muỗi như dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, giăng mùng khi ngủ
hoặc đậy các lu thạp chứa nước. những năm trước kia,gia đình tôi đã từng có
nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết rồi nên rất sợ, do vậy chúng tôi rất ý thức
việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.
Theo
ghi nhận của trạm y tế xã Xuân Phú, đến nay trên địa bàn đã xuất hiện 12 ca mắc
sốt xuất huyết. Trong đó tập trung nhiều tại 2 ấp Bình Xuân 1 và Bình Xuân 2,
nơi có ít dân cư nhưng số ca mắc lại cao. Nguyên nhân chủ yếu là người dân nơi
đây vẫn còn thái độ chủ quan trong công tác phòng dịch.

Bác
sĩ Nguyễn Bá Định- Trưởng trạm y tế xã Xuân Phú cho hay: Xuân Phú là địa bàn có đông thành phần dân tộc sinh sống nên việc tuyên
truyền về công tác phòng chống dịch bệnh đến bà con cũng gặp không ít khó khă.
Một số hộ dân vẫn còn rất chủ quan với việc phòng dịch, xem đây là việc của cán
bộ y tế. Bên cạnh đó do thói quen dự trữ nước mưa sử dụng của người dân nên
chúng tôi phải tổ chức cán bộ y tế đến từng hộ dân để hướng dẫn cho bà con cách
đây nắp cẩn thận, cũng như cách diệt trừ lăng quăng.
Cũng
theo báo cáo từ trung tâm y tế huyện Xuân Lộc, tính tới thời điểm này, trên địa
bàn huyện đã xuất hiện đến 24 ổ dịch với 129 ca mắc, tăng 32 ca so với cùng kì
năm 2018. Trong đó một số địa phương có số ca nhiễm cao như: Xuân Hưng với 27
ca, Xuân Thọ, Xuân Trường và thị trấn Giaray đều tăng ở con số 15 ca. Với quyết
tâm không để dịch bệnh bùng phát, lây lan sang diện rộng, trong những ngày qua,
UBND huyện cũng đã chỉ đạo quyết liệt đến các ngành chức năng chuyên môn và
chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, vận đồng người dân nâng cao ý
thức trong việc phòng chống dịch. Theo đó cũng tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh
môi trường tại các khu vực công cộng, khu vực dân cư, phun xịt hóa chất khoanh
vùng tại các ổ dịch xảy ra, quyết tâm không để phát sinh các ổ dịch mới.
Hải Đình