Ngày 28/7/2018, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 930/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án tuyên truyền bảo vệ chủ quyền và phát triển bền vững biển,
đảo Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020 với quan điểm, mục tiêu, nội dung tuyên truyền, cụ
thể như sau:
1- Quan điểm
- Thông tin,
tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
liên quan đến biển, đảo; cung cấp thông tin kịp thời về tình hình biển, đảo; chủ động đấu tranh
phản bác thông tin, quan điểm sai trái, thù địch về chủ quyền
biển, đảo Việt Nam.
- Phát huy
sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội. Nâng cao chất
lượng, đổi mới nội dung, đa dạng hình thức, thể loại, sản phẩm truyền thông,
kết hợp với các chương trình, đề
án tuyên truyền có liên quan để phát huy hiệu quả thiết thực của Đề án.
- Tuyên
truyền biển, đảo là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài cần được tiến hành thường
xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, phù hợp với từng đối
tượng, từng địa bàn, trong từng bối cảnh cụ thể.
2- Mục tiêu
- Mọi người
dân được cung cấp thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước qua các phương tiện thông tin đại chúng về biển, đảo Việt
Nam; đặc biệt chú trọng tuyên truyền cho người dân các địa phương ven biển
trong việc khai thác, sử dụng và giữ gìn tài nguyên, môi trường biển, đảo.
- 90% giáo
viên giảng dạy môn lịch sử, địa lý trong các trường trung học phổ thông, trung
học cơ sở; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, xuất bản trung ương
và địa phương; cán bộ cơ sở Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền
thanh cấp xã được tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng tuyên truyền
về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển,
đảo Việt Nam.
- 100% học
sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ
thông, trung học cơ sở được cung cấp thông tin, kiến thức về chủ quyền biển,
đảo Việt Nam.
3-
Nội dung tuyên truyền
Tập trung
tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu sau:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến biển, đảo.
- Các văn bản luật pháp quốc tế, thỏa
thuận song phương và đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia, các tổ chức quốc
tế có liên quan đến biển, đảo.
- Những chứng cứ lịch sử và pháp lý
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa;
vị trí, vai trò, tiềm năng của biển, đảo Việt Nam.
- Phát triển kinh tế biển, đảo, đặc
biệt là những ngành kinh tế mũi nhọn như:
Khai thác và chế biến dầu khí, kinh tế hàng hải, khai thác và chế biến hải sản,
du lịch biển và kinh tế hải đảo, xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp
tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển;
bảo vệ môi trường.
- Giáo dục cho ngư dân về các quy định
pháp luật trong hoạt động thủy sản như: Nuôi trồng, thủy, hải sản, đánh bắt xa
bờ, hậu cần nghề cá...; chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển nhằm thu hút mạnh hơn
các nguồn lực đầu tư, bảo vệ chủ quyền biển, đảo; ứng phó với rủi ro, tìm kiếm
cứu hộ cứu nạn, dự báo ngư trường, mùa vụ, thời tiết, đối tượng đánh bắt; chính
sách khuyến khích ngư dân định cư lâu dài; gương cá nhân và tập thể tiên tiến,
điển hình trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia bảo vệ chủ quyền
biển, đảo.
Hưng- BTGHU