Những năm gần đây, Xuân Lộc bắt đầu được lựa chọn trong điểm đến du lịch của nhiều du khách. Nói đến Xuân Lộc, người ta nhắc ngay đến huyện nông thôn mới đầu tiên của cả nước và nơi đây có danh lam thắng cảnh quốc gia Núi Chứa Chan uy nghi, hùng vĩ và hữu tình và ngày nay danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan có du lịch cáp treo là điểm đến của du khách thập phương.
Di tích danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan đã được
Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia,
theo quyết định số 1204/QĐ-BVHTTDL ngày 29/3/2012.
.jpg)
Thắng cảnh nhìn từ Chùa Bửu Quang xuống
Núi Chứa Chan là một trong những ngọn núi hiếm hoi ở Nam Bộ, một thắng
cảnh hữu tình ở Đồng Nai. Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp
nhau giống hình bát úp. Thế núi cao chót vót, vào những sáng hồng núi rực rỡ
xanh dưới ánh mặt trời, lúc chiều tà núi sừng sững âm u trên nền trời xám, khi
mù sương tháng mười núi mờ ảo với những mảng mây trắng lững lờ men theo các
nẻo. Người ta có thể nhìn thấy vóc dáng hùng vĩ của núi khi lưu thông trên Quốc
lộ 1 (từ ngã 3 Dầu Giây đi Đà Lạt) nhưng núi đẹp nhất khi nhìn từ tòa hành
chánh Long Khánh vào những ngày trời nắng.
.jpg)
Chùa Bửu Quang trên núi Chứa Chan
Núi là nơi phát nguyên của nhiều
con suối chảy ra bốn hướng: phía Đông có suối Gia Ui; phía Tây có suối Gia
Miên; phía Nam có suối Gia Liêu; phía Bắc có suối Gia Lào nước mát quanh năm. Ở
lưng chừng núi có nhiều “giếng tiên” (những vũng nước nhỏ trong hốc đá không
bao giờ cạn).
Núi Chứa Chan còn nổi tiếng với
hệ thống các bãi đá tự nhiên trùng trùng điệp điệp, xen lẫn nhau tạo thành
những bức tường đá hùng vĩ và những hang động được tạo thành bởi sự sắp xếp của
các khối đá to lớn. Trong lòng các hang động có các khe suối nhỏ nước chảy
quanh năm nên từ xa xưa đã có nhiều vị thiền sư chọn làm nơi thiền định, đến
nay vẫn còn dấu tích. Một hệ thống hang động còn chạy ngoằn ngoèo trong lòng
núi đã trở thành con đường bí mật thoát hiểm của quân ta trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp. Bãi đá tự nhiên còn hình thành nên một hệ thống công sự phòng
thủ vững chắc, nơi trú ẩn của lực lượng cách mạng qua hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Danh lam thắng cảnh núi Chứa Chan đã và
đang được biết đến như một khám phá mới, một điểm đến mới hấp dẫn du khách.
Thấy được tiềm năng du lịch của huyện Xuân Lộc, năm 2014 được sự chấp thuận của
Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch, các sở ngành liên quan của tỉnh và Đảng bộ,
Chính quyền huyện Xuân Lộc đã tạo điều kiện cho công ty TNHH Toàn Xuân Hưng đầu
tư hơn 300 tỷ đồng xây dựng dự án hệ thống cáp treo từ chân núi lên chùa Bửu
Quang. Việc nâng cao chất lượng
dịch vụ trong khu di tích danh thắng Chứa Chan có hệ thống cabin cáp treo hiện
đại đến chùa Bửu Quang đảm bảo sự phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi
tiện nghi, chất lượng dịch vụ tương ứng với lượng khách đến tham quan. Do vậy,
việc xây dựng hệ thống cáp treo là một trong các tiêu chí bức thiết, đáp ứng
mong muốn của đa số du khách, lãnh đạo và nhân dân địa phương. Dự kiến công
suất vận chuyển hành khách của hệ thống cabin cáp là 1800-2400 khách/giờ; đối
tượng phục vụ là du khách trong và ngoài tỉnh, các đoàn khách nước ngoài đi
theo tour của các Cty lữ hành.
Với những tính năng vượt trội của một loại hình vận
chuyển mới, đã phát huy tác dụng ở nhiều địa phương. Việc sử dụng cáp treo
không còn là sự tò mò, tìm hiểu mới lạ mà thực sự đã trở thành nhu cầu của đại
bộ phận du khách và nhân dân địa phương. Việc xây dựng hệ thống cáp treo núi Chứa
Chan góp phần “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều
kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch
trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du
lịch trong khu vực”. Dự kiến hệ thống cáp treo ở danh lam thắng cảnh núi Chứa
Chan sẽ khánh thành đi vào hoạt động từ tháng 01/2016.
Việc sử dụng cáp treo đã góp phần
đưa công tác tổ chức, khai thác tiềm năng về du lịch
của Xuân Lộc phát triển đồng bộ và khoa học. Từ đó công tác quy hoạch, cơ chế,
chính sách, vốn, đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, phát triển các sản
phẩm du lịch, phát triển nguồn nhân lực, quảng bá, xúc tiến đầu tư và phát
triển thị trường du lịch thự sự được định hình và khởi động. Đồng thời tăng
cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn
thể và nhận thức của nhân dân về phát triển du lịch đã được nâng cao .
Một diện mạo mới của
du lịch, thương mại, dịch vụ du lịch Xuân Lộc được định hình rõ nét, ấn tượng,
hứa hẹn nhiều triển vọng trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Nguyễn Thị Thanh-Phòng VHTT